XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA

Hiện nay, kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Vì thế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho con người ra đời ngày càng nhiều. Chính vì vậy, các phòng khám nha khoa với quy mô 2 – 5 ghế ra đời phục vụ nhu cầu của con người ngày càng nhiều, nhất là ở các thành phố lớn. Trong khi hầu hết các bệnh viện có quy mô lớn đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì các cơ sở nha khoa quy mô nhỏ lại chưa đầu tu hệ thống xử lý nước thải nha khoa

Do đó, để đảm bảo hoạt động của các phòng khám, nha khoa không ảnh hưởng tới môi trường, Sở Y tế đã chỉ đạo đến giữa năm 2012 cơ sở y tế nào muốn xin giấy phép hoạt động hoặc gia hạn giấy phép đều phải có hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn tại cơ sở.

Nguồn gốc phát sinh và tính chất của nước thải nha khoa

Nước thải phòng khám nha khoa phát sinh từ các nguồn sau:

  • Nước thải từ máy làm răng, phòng xét nghiệm: Nước thải này có chứa nhiều máu, hợp chất hữu cơ, hóa chất đồng thời có nhiều vi sinh vật gây bệnh, chất khử trùng, tẩy rửa
  • Nước thải phát sinh từ hoạt công của nhân viên phòng khám và bệnh nhân: Nước thải này chứa nhiều hợp chất lơ lứng, dầu mỡ phát sinh trong quá trình ăn uống, hợp chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh.

Nước thải chưa qua xử lý tại các phòng khám nha khoa đa số đều bị nhiễm vi sinh và mang mầm bệnh nguy hiểm, do đó cần xử lý triệt để nước thải nha khoa trước khi thải ra môi trường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải nha khoa

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu nước thải trước khi xử lý để làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
01 pH   5 – 8
02 BOD5 mg/l 350 – 450
03 SS mg/l 120 – 160
04 Tổng Nitơ mg/l 50 – 75
05 Tổng Photpho mg/l 40
06 Dầu mỡ động (thực vật) mg/l 35
07 Coliform MPN/100ml 25,000

Qua kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải trước xử lý, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải của phòng khám nha khoa gồm các giai đoạn sau:

Xử lý sơ bộ bao gồm

  • Bể thu gom: điều hoà nước thải ổn định lưu lượng và nồng độ trước khi nước thải được bơm qua các công trình đơn vị tiếp theo.

Xử lý bậc II

  • Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Dựa trên cơ sở bảng phân tích mẫu nước thải trước xử lý cho thấy các chất bẩn trong nước thải của nhà máy phần lớn là các chất bẩn có khả năng phân huỷ sinh học. Nên việc chọn bể xử lý sinh học là công trình đơn vị xử lý bậc 2 là phương án khả thi. Cụ thể là trong phương án này sử dụng công nghệ sinh học với bùn hoạt tính hiếu khí. Nước thải qua bể này sẽ giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm.

  • Xử lý bùn

Bùn sinh ra từ bể sinh học hiếu khí MBR phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn & định kỳ sẽ được hút đi xả bỏ theo đúng quy định của pháp luật.